Loading...

Lead Your Own Life

「日本語が最も有力な武器となる」 “TIẾNG NHẬT CHÍNH LÀ “VŨ KHÍ” LỢI HẠI NHẤT!” The importance of Japanese language in the workplace

「日本語が最も有力な武器となる」

皆さん、こんにちは。ベトナムクアンナム省から来たドアン ミン アイン(DOAN MINH ANH)です。今年28歳で、日本に来てから4年になります。

日本語のスタート・最初の成果
ダナン工科大学交通工学学部の3年生のとき、日本語の勉強を始めました。まずは、同級生の友人と一緒に日本語センターへ行って入門講座を受けました。しかし、その日本語センターで効果を感じられなかったため他の所を探しました。そのあと、熱心な先生に出会えたおかげで自分に合う勉強方法も見つかって、日本語学習にやるきが良く出てきました。「みんなの日本語」のテキストを使って初級から勉強し始めて、半年後日本語能力試験N3に挑戦しました。自分の能力を試したいという気持ちで受験したところ、N3に合格しました!

同時に、あるベトナム人の優秀なエンジニアを採用したい日本の企業がダナン工科大学へ来訪して面接会を行いました。自信を持って応募して日本人の採用担当者との面接を受けました。内定者2名のうち、自分の名前を呼ばれました!もっと嬉しかったのは、残りの内定者は一緒に日本語を勉強している同級生の友人だったことです!大切な友達と卒業してからすぐエンジニアとして日本で働けることになりました。本当に夢みたいでした。

新しいチャンス・新しいチャレンジ
日本語能力試験JLPT N3の資格を持っているし、日本人との面接も合格したのに、自分の実際の能力は仕事にはまだ足りないとよくわかりました。内定決定してから来日日までの間、以前より2倍の時間をかけて努力しました。会話や聞き取りを中心にして日本語能力を伸ばすため一所懸命勉強しました。来日初日は本当に日本に対するストレスを感じました。よく勉強した日本語と実際に使われている日本語は全然違うし、日本人の日本語のスピードも速いし、それに関西弁が。。。

でも「日本語学習も筋肉トレーニングと同じです。練習すれば痛くなってやめたいがもうちょっと頑張ればいい筋肉ができる」という考えで、諦めず毎日少しずつ勉強した知識を復習しながら新しい知識を学びました。JLPT N1合格、ビジネス日本語を伸ばすなど日本語の全体的な目標を達成するように、絶対頑張ろう!と自分に言い聞かせました。

日本語自習
来日してから日本語を勉強し続けていましたが学校などに通うのではなくほとんど自習でした。まずはJLPTの目標達成のため、「耳から覚える」という教科書を選んで勉強しました。私にとって、少しずつ勉強して、勉強した内容をしっかりと覚えるという勉強方法は効果がありました。

語彙の学習から始めました。語彙の意味と使い分けを覚えるためまずは語彙を2回暗記しました。その後語彙を使う文法を勉強しました。フラッシュカードに新しい言葉をメモして毎日朝・昼・夜の三回繰り返しました。自分にとって朝早は勉強のいいタイミングなので毎朝通勤の電車に乗ってこの30分を無駄にしないように聴解を練習しましました。日本に来てから1年間ずっとこの方法で勉強しました。N2試験に挑戦して1回で合格しました。語彙48/60点、読解52/60点、聴解46/60点、トータル147/180点でした。
日本語能力試験で一番難しいのは読解と思う人が多いと思います。実は私も読解の詳しい解き方を知らなかったので、ただ文章をよく読んでいただけでした。しかし、前年度の試験の問題の文章を読んだり、先輩からヒントをきいたりして、その解き方を運用したりしました。「長文などを全部読み切って頑張って意味が全部わかるように翻訳してから設問に回答」しないでください。まずは質問から行った方がいいです。質問のキーワードを見つけてからその後文章の中からこのキーワードを探したら正解を選べます。
JLPTの目標以外にビジネス日本語の目標もありました。私の仕事の特徴として、毎日よくメールでやり取りしなければならないのです。そのため日本のビジネスメールの書き方が大事です。技術に関する専門用語も難しかったので、「少しずつ勉強して、勉強した内容をしっかりと覚える」という自分に合った勉強方法をここでも運用しました。会社で新しいことがあればすぐパソコンのノートにメモしてデスクトップに貼りました。そうすれば朝一番パソコンを開いてからすぐ見えて覚えられました。メモ帳やMAZIIという日本語学習アプリもメモのため役立つものです。ビジネスメールの書き方を把握するため周りの日本人の先輩や同僚から勉強しました。まずはメールのチェックや修正を依頼して、修正していただいた所を覚えてからだんだん自分で内部や外部のメールを作成できるようになりました。

じつはN2を取得した後仕事にはもう十分と思って日本語勉強をあきらめる期間がありました。でも日本語が不十分だったために仕事でいくつかのトラブルを起こしてしまい、もっともっと能力を伸ばさないといけない、と覚悟してまた日本語学習に戻りました。N2合格の1年後N1も取得できました。小さな成功ですが、もっと自信を持って将来の目標を設定します。

日本語が最も有力な武器となる
「日本で仕事が難しい」「自分の経験やスキルがいかせているか」と悩んでいる若いエンジニアが多いと思います。
実は日本もベトナムと同じく、どんな会社でも新入社員に色々な研修制度があってスキルアップの育成もあります。研修を受け、仕事ができるようになります。しかし、日本語ができないと研修内容が分かりません。そのため、日本語を頑張って勉強してください。日本語が最も有力な武器として活用して知識を身につけてください。

日本の一番好きなことわざは「石の上にも三年 (いしのうえにもさんねん)」です。これも自分の人生の方針です:毎日少しずつ頑張ったら必ず成果がでます!

“TIẾNG NHẬT CHÍNH LÀ “VŨ KHÍ” LỢI HẠI NHẤT!”

Chào các bạn, mình tên là Đoàn Minh Anh, 28 tuổi, kỹ sư đến từ Quảng Nam. Đến nay mình đã có gần 4 năm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.

Khởi đầu của hành trình và những trái ngọt đầu tiên
Mình bắt đầu chạm ngõ với tiếng Nhật từ khi là cậu sinh viên năm ba khoa Cơ khí giao thông của Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Thời gian đầu, mình rủ cậu bạn thân cùng lớp đăng ký học tại một trung tâm tiếng Nhật nhưng sau một thời gian bản thân cảm thấy không thật sự hiệu quả nên đã nghỉ và tìm học nơi khác. Sau đó bọn mình may mắn tìm được người thầy có tâm, có phương pháp truyền đạt hấp dẫn và tìm được phương pháp học phù hợp với bản thân. Sau khoảng nửa năm theo học thầy với giáo trình Minna no Nihongo, mình đã thi đỗ N3 ngay trong lần thử sức đầu tiên.
Cùng thời điểm này, có một công ty Nhật Bản đã về tổ chức phỏng vấn trực tiếp tại trường mình để tuyển dụng kỹ sư sang Nhật làm việc. Cầm tấm bằng N3 trong tay, mình có thêm động lực để ứng tuyển và vào phỏng vấn với người Nhật. Niềm vui nối tiếp đã đến khi mình được chọn là 1 trong 2 ứng viên nhận naitei, có thể sang Nhật làm việc với tư cách kỹ sư ngay sau khi tốt nghiệp Đại học. Vui hơn nữa là người bạn thân thiết cùng đồng hành học tiếng Nhật với mình cũng chính là người còn lại được nhận naitei.

Cơ hội và thách thức mới
Mặc dù đã có bằng N3 tương đương năng lực tiếng Nhật trung cấp, thậm chí đã vượt qua được bài phỏng vấn với người Nhật, nhưng tự bản thân mình biết khả năng thực tế của mình vẫn chưa đủ để hoàn thành tốt công việc tại Nhật. Để chuẩn bị cho hành trình sắp tới tại đất nước mặt trời mọc, mình tiếp tục dành thêm nhiều thời gian tập trung để học và trau dồi thêm tiếng Nhật, đặc biệt là kỹ năng nghe - nói.
Sau khi đặt chân đến vùng đất mơ ước và những háo hức ban đầu qua đi, mình phải đối mặt với stress vì tiếng Nhật! Vì thực tế người Nhật nói nhanh và khó nghe hơn so với những gì mình đã ôn luyện rất nhiều trên sách vở, thêm vào đó tiếng địa phương Kansai của Osaka cũng là một thách thức không nhỏ khiến mình khá vất vả trong những ngày đầu…
Nhưng thay vì nản chí, mình vẫn luôn tự ví von “việc học cũng như đi tập gym vậy, mới tập sẽ rất đau và mệt chỉ muốn bỏ cuộc, nhưng tập càng kiên trì thì cơ bắp càng phát triển”, mỗi ngày cố gắng một chút, lặp đi lặp lại những gì đã học để nắm thật chắc kiến thức cũ, đồng thời sẵn sàng học thêm kiến thức mới thì lượng kiến thức sẽ càng mở rộng và ngày càng chắc chắn hơn!
Mình đặt ra mục tiêu phải chinh phục được tiếng Nhật một cách toàn diện, từ chứng chỉ năng lực JLPT tới tiếng Nhật thực tế trong công việc.

Tự học tiếng Nhật như thế nào?
Sau khi sang Nhật thì đến 90% quá trình học tiếng của mình là tự học.
Với mục tiêu nâng cấp chứng chỉ JLPT, mình tự học toàn bộ theo giáo trình Mimi kara oboeru, và tập trung vào phương pháp học kỹ và lặp đi lặp lại từng chút một, vì phương pháp này khá hiệu quả đối với mình.

Mình bắt đầu từ từ vựng. Mỗi từ vựng mình sẽ học hai lần cho đến khi nắm được cơ bản về nghĩa và cách dùng, sau đó học sang ngữ pháp. Mình cũng thường ghi ra thẻ từ vựng khi bắt gặp những từ hay và mới, và luyện thói quen xem lại thẻ từ mới mỗi sáng – trưa – tối. 30 phút trên tàu đi làm buổi sáng cũng được mình tận dụng để luyện nghe và học từ vựng mới, vì với mình đây là thời gian đầu óc tỉnh táo và luyện nghe “vào” nhất. Sau khi sang Nhật được gần 1 năm và kiên trì áp dụng phương pháp học này, mình đã đỗ N2 cũng ngay trong lần thử sức đầu tiên, với tổng 147/180 điểm, trong đó phần từ vựng ngữ pháp là 48/60 điểm , đọc hiểu 52/60 điểm và nghe hiểu 47/60 điểm.
Theo nhiều thống kê không chính thức thì đa số các bạn thi JLPT, đặc biệt là cấp độ N2 đều bị áp lực bởi phần đọc hiểu và thường hoang mang khi không nắm được phương pháp học và thi phần này. Bản thân mình cũng không có một phương pháp nào cụ thể cả mà chỉ có luyện đọc thật nhiều, chủ yếu luyện các đề thi của các năm trước, và tham khảo áp dụng những tips đọc hiểu đã được các senpai chia sẻ… Ví dụ như các bạn có thể đọc câu hỏi trước, note lại keyword quan trọng và đối chiếu với những đoạn văn tương ứng sau đó chọn đáp án, như vậy sẽ dễ dàng chọn đáp án đúng hơn là cố đọc và cố hiểu hết cả bài rồi mới đi tìm đáp án.
Song song với ôn thi chứng chỉ, mình cũng từng bước rèn luyện và trau dồi tiếng Nhật trong công việc. Đặc thù công việc của mình cần trao đổi và báo cáo rất nhiều qua mail, nên việc học cách viết mail business rất quan trọng. Ngoài ra để hoàn thành việc được giao, mình còn phải chinh phục rất nhiều từ chuyên ngành khó. Với từ chuyên ngành, mình vẫn áp dụng cách học là học từng chút một và lặp đi lặp lại. Tại công ty nếu gặp từ nào mới thì mình sẽ lưu lại ngay vào phần ghi chú của máy tính để sáng mỗi khi mở máy sẽ nhìn thấy đầu tiên. Những công cụ hữu dụng khác của mình để ghi từ mới đó là cuốn sổ tay lúc nào cũng mang theo người, và app từ điện Mazii trong điện thoại. Sau một ngày mình sẽ về nhà và tra cứu cũng như học dẫn các từ mới thu được trong ngày. Với mail business, mình sẽ tranh thủ học và hỏi ngay chính những người Nhật làm việc cùng để được chỉnh sửa cho mail đạt tiêu chuẩn. Dần dần mình quen và học được cách viết mail và có thể tự tin sử dụng mail để trao đổi với khách hàng, với các phòng ban trong công ty.
Đã có một khoảng thời gian, mình tạm dừng việc học tiếng Nhật sau khi thi đạt chứng chỉ N2, vì cho rằng năng lực đã đủ để đáp ứng được công việc. Tuy nhiên sau một vài trục trặc xảy ra mà nguyên nhân đều là vì tiếng Nhật, mình nhận ra việc học không bao giờ là đủ, và nếu dừng lại thì nghĩa là mình sẽ bị tụt lùi.
Vì vậy mình bắt tay vào công cuộc “cải cách” tư tưởng và vực lại hành trình chinh phục tiếng Nhật. Tròn 1 năm sau tấm bằng JLPT N1 cũng đã về tay, và công việc của mình cũng dần dần đi vào ổn định. Chứng chỉ N1 này được coi như một cột mốc thành công nho nhỏ của mình, giúp mình tự tin hơn để đặt tiếp cho bản thân những mục tiêu tiếp theo.

“Tiếng Nhật chính là “vũ khí” lợi hại nhất”
Mình biết rằng có nhiều bạn kỹ sư trẻ lo lắng “Không biết sang Nhật làm việc có khó khăn không? Kiến thức và kinh nghiệm không đủ thì như thế nào?”...
Sau thời gian trải nghiệm thực tế thì mình nghĩ rằng, cũng giống như ở Việt Nam, sau khi tuyển nhân viên mới thì các công ty sẽ dành một khoảng thời gian đầu tiên chuyên để đào tạo, nên các bạn không cần quá lo lắng. Thứ bạn cần nhất chính là có đủ vốn tiếng Nhật để nắm được nội dung đào tạo này! Khi tiếng Nhật của bạn tốt thì bạn có thể sử dụng nó như một công cụ đắc lực để học hỏi và tiếp thu mọi kiến thức khác phục vụ công việc và cuộc sống! Đừng để tiếng Nhật là rào cản mà hãy chinh phục và biến nó thành “vũ khí” lợi hại nhất của chính bản thân mình.

Có một câu tục ngữ trong tiếng Nhật mà mình rất thích: 石の上にも三年 (いしのうえにもさんねん, Ngồi trên đá 3 năm thì đá lạnh cũng phải ấm lên) – tương ứng với câu tiếng Việt “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Đó là phương châm mà mình áp dụng ngay trong việc học tiếng Nhật: mỗi ngày dành riêng 1 tiếng học tập, mỗi ngày kiên trì cố gắng một chút, chắc chắn bạn sẽ tiến rất nhanh!

The importance of Japanese language in the workplace

အားလုံးမင်္ဂလာပါ။ ကျွန်တော်ကတော့ ဗီယက်နမ်နိုင်ငံ Quang Nam ပြည်နယ်မှ DOAN MINH ANH ဖြစ်ပါတယ်။ အသက် ၂၈ နှစ်ဖြစ်ပြီး ဂျပန်ကို ရောက်တာ ၄ နှစ်ရှိပါပြီ။

ဂျပန်ဘာသာကို စတင်လေ့လာခြင်း · ပထမဆုံး အောင်မြင်မှုရလဒ်
Dananနည်းပညာတက္ကသိုလ်မှာ သယ်ယူပို့ဆောင်ရေးအင်ဂျင်နီယာဌာန၊ တတိယနှစ်မှာ ဂျပန်စာကို စတင်လေ့လာခဲ့တယ်။ ပထမဆုံး အတန်းဖော်သူငယ်ချင်းတစ်ယောက်နဲ့ ဂျပန်ဘာသာစကားစင်တာကိုသွားပြီး ဂျပန်စာအခြေခံသင်တန်းတစ်ခုကိုတက်ခဲ့ပါတယ်။ သို့သော်လည်း ထိုဂျပန်ဘာသာစကားစင်တာတွင် အကျိုးသက်ရောက်မှုသိပ်မရှိဘူးလို့ ခံစားရသောကြောင့် အခြားတစ်နေရာကို ရှာခဲ့ပါတယ်။ အဲဒီနောက်မှာတော့ စိတ်အားထက်သန်တဲ့ ဆရာတစ်ယောက်နဲ့ တွေ့ခဲ့တဲ့အတွက်ကြောင့် ကျွန်တော်နဲ့ ကိုက်ညီတဲ့ လေ့လာမှုနည်းလမ်းကို ရှာတွေ့ခဲ့ပြီး ဂျပန်စာလေ့လာတဲ့နေရာမှာလည်း ပိုပြီး စိတ်အားထက်သန်လာခဲ့ပါတယ်။ "Minna no Nihongo" ဖတ်စာအုပ်ကိုသုံးပြီး စတင်လေ့လာခဲ့ပြီး ခြောက်လအကြာတွင် JLPTစာမေးပွဲ N3 ကို ဖြေကြည့်ခဲ့တယ်။ ကိုယ့်အရည်အချင်းတွေကို စိန်ခေါ်လိုစိတ်နဲ့ စာမေးပွဲကို ဖြေကြည့်ခဲ့ပေမဲ့လည်း N3 အောင်ခဲ့ပါတယ်။

တစ်ချိန်တည်းမှာပဲ အရည်အချင်းရှိသော ဗီယက်နမ်အင်ဂျင်နီယာများကို အလုပ်ခန့်ချင်တဲ့ ဂျပန်ကုမ္ပဏီတစ်ခုက Da Nang နည်းပညာတက္ကသိုလ်ကို လာပြီးအင်တာဗျူးလုပ်ခဲ့ပါတယ်။ ယုံကြည်မှုအပြည့်နဲ့ အလုပ်လျှောက်လိုက်ပြီး ဂျပန်လူမျိုးအလုပ်ခန့်မဲ့သူနဲ့ အင်တာဗျူးလုပ်ခဲ့တယ်။ အလုပ်ခန့်ခံရတဲ့သူ၂ဦးရှိတဲ့အထဲက ကျွန်တော့် အမည်ကို ခေါ်ခဲ့ပါတယ်။ ပိုပြီးပျော်စရာကောင်းတာက ကျန်တဲ့ အလုပ်ခန့်ခံရတဲ့သူကလည်း ကျွန်တော်နဲ့အတူဂျပန်စာလေ့လာနေတဲ့ အတန်းဖော်သူငယ်ချင်းဖြစ်ခဲ့တယ်။ ချစ်ရတဲ့သူငယ်ချင်းနဲ့ ဘွဲ့ရပြီးပြီးချင်းမှာပဲ ဂျပန်မှာ အင်ဂျင်နီယာတစ်ယောက်အနေနဲ့ အလုပ်လုပ်နိုင်ခဲ့တယ်။ တကယ့်ကို အိပ်မက်တစ်ခုလိုပါပဲ။

အခွင့်အလမ်းသစ် / စိန်ခေါ်မှုအသစ်များ
JLPT N3 အောင်ပြီး ဂျပန်လူမျိုးများနှင့် အင်တာဗျူးအောင်ခဲ့သော်လည်း အလုပ်နဲ့ပတ်သက်တဲ့ အရည်အချင်းကမလုံလောက်သေးကြောင်း ကျွန်တော်သဘောပေါက်ခဲ့တယ်။ အလုပ်ခန့်ပြီးတဲ့အချိန်ကနေ ဂျပန်မသွားခင်ထိကြားအချိန်က အရင်ကထက်နှစ်ဆပိုကြိုးစားခဲ့ရတဲ့အချိန်ဖြစ်ခဲ့တယ်။ စကားပြောနှင့် Listeningတို့ကို အာရုံစိုက်ပြီး ဂျပန်စာစွမ်းရည်ကို ပိုကောင်းအောင် ကြိုးစားခဲ့တယ်။

ဂျပန်ကိုရောက်တဲ့ ပထမဆုံးနေ့ကတော့ ဂျပန်နဲ့ပတ်သက်ပြီး အရမ်းစိတ်ဖိစီးတယ်။ ကျွန်တော် အများကြီးလေ့လာဖူးတဲ့ ဂျပန်စာနဲ့ လုံးဝကို ကွဲပြားပြီး၊ ဂျပန်လူမျိုးတွေပြောတဲ့စကားပြောကလည်း မြန်ပြီး Kansai ဒေသိယစကားလည်းဖြစ်တဲ့အတွက် ပိုပြီးစိတ်ဖိစီးခဲ့ရပါတယ်.....
ဒါပေမယ့် "ဂျပန်စာလေ့လာတာက ကြွက်သားလေ့ကျင့်တာနဲ့ အတူတူပါပဲ။ လေ့ကျင့်ရင် နာကျင်မှုကို ခံစားရပြီး ရပ်သွားချင်ပေမယ့်၊ နည်းနည်းကြိုးစားရင် ကြွက်သားတွေ ထွက်လာမယ်။" ဆိုတဲ့ စိတ်နဲ့ အရှုံးမပေးဘဲ နေ့တိုင်းနည်းနည်းချင်းစီလေ့လာခဲ့တဲ့ အသိပညာတွေကို ထပ်ခါထပ်ခါ လေ့လာရင်း အသစ်အသစ်သောအသိပညာတွေကို လေ့လာခဲ့ပါတယ်။

JLPT N1 ကိုအောင်ရမယ်၊ လုပ်ငန်းသုံးဂျပန်စာ(Business Nihongo)ကို ပိုတော်အောင်လုပ်မယ် စတဲ့ ဂျပန်စာနဲ့ပတ်သက်တဲ့ရည်မှန်းချက်တွေကို သေချာပေါက်ရအောင်လုပ်မယ်ဆိုပြီး ကိုယ့်ကိုကိုယ်ပြောခဲ့တယ်။

ဂျပန်ဘာသာစကားလေ့လာခြင်း
ဂျပန်ကိုရောက်ကတည်းက ဂျပန်စာကိုဆက်လေ့လာနေတယ်ဆိုတာ ကျောင်းတွေဘာတွေတက်ပြီး လေ့လာတာမဟုတ်ပဲ တော်တော်များများကို ကိုယ့်ဘာသာလေ့လာခဲ့တာဖြစ်ပါတယ်။

ပထမဆုံးအနေနဲ့ JLPTအောင်ဖို့အတွက် "Mimi kara oboeru" ဆိုတဲ့ ဖတ်စာအုပ်ကို ရွေးချယ်ပြီး လေ့လာခဲ့ပါတယ်။ ကျွန်တော့်အတွက်ကတော့ နည်းနည်းချင်းလေ့လာပြီး လေ့လာပြီးတာတွေကို သေချာကျက်မှတ်တဲ့ လေ့လာမှုနည်းလမ်းက ထိရောက်မှုရှိပါတယ်။ ဝေါဟာရလေ့လာခြင်းကနေ စတင်ခဲ့တယ်။ အရင်ဆုံး ဝေါဟာရရဲ့အဓိပ္ပါယ်နှင့် မှန်မှန်ကန်ကန်အသုံးပြုဖို့ရန် ဝေါဟာရကို နှစ်ကြိမ်လေ့လာခဲ့တယ်။ အဲ့ဒီနောက် ဝေါဟာရကိုအသုံးပြုတဲ့ သဒ္ဒါကို လေ့လာခဲ့တယ်။ စကားလုံးအသစ်တွေကို flashcard မှာ ချရေးပြီး မနက်တစ်ကြိမ်၊ နေ့လည်တစ်ကြိမ်၊ ညတစ်ကြိမ်ဆိုပြီး သုံးကြိမ် လေ့လာခဲ့တယ်။ မနက်စောစောက စာကျက်ဖို့ အချိန်ကောင်းမို့ မနက်တိုင်း အလုပ်သွားတဲ့ရထားပေါ်မှာ မိနစ် 30 လောက် အချိန်မဖြုန်းဘဲ Listeningကိုလေ့ကျင့်ခဲ့ပါတယ်။ ဂျပန်ကို ရောက်ပြီး တစ်နှစ်ကို အဲ့လိုပဲလေ့လာခဲ့ပါတယ်။ ပထမဆုံးအကြိမ် N2ကို Challengeလုပ်ပြီး ဖြေဆိုခဲ့တာ အောင်ခဲ့ပါတယ်။ Moji.Goi ၄၈/၆၀ မှတ်၊ Reading ၅၂/၆၀ မှတ်၊ Listening ၄၆/၆၀ မှတ်၊ စုစုပေါင်း အမှတ် ၁၄၇/၁၈၀မှတ် ရခဲ့ပါတယ်။

JLPT စာမေးပွဲမှာ အခက်ခဲဆုံး အပိုင်းက Readingလို့ ထင်တဲ့သူကများပါတယ်။ တကယ်တော့ ကျွန်တော့်မှာလည်း Readingနဲ့ပတ်သက်ပြီး နည်းလမ်းမရှိပေမဲ့ စာကြောင်းကိုသေချာဖတ်ရုံပဲဖြစ်ပါတယ်။ အရင်နှစ်က စာမေးပွဲမေးခွန်းတွေရဲ့ စာပိုဒ်တွေကို သေချာဖတ်ပြီး စီနီယာတွေဆီက အကြံဉာဏ်တွေတောင်းခဲ့ပြီး လက်တွေ့အသုံးချခဲ့ပါတယ်။ စာပိုဒ်ရှည်တွေကို အကုန်လုံးဖတ်ပြီး အဓိပ္ပါယ်နားလည်အောင် ဘာသာပြန်ပြီးမှ မေးခွန်းတွေဖြေတာမျိုးကို မလုပ်ပါနဲ့။ အရင်ဆုံးမေးခွန်းကို စဖတ်တာ ပိုကောင်းပါတယ်။ မေးခွန်းရဲ့ Key Wordကို ရှာဖွေပြီးမှ စာပိုဒ်ထဲမှာရှိတဲ့ Key Wordကို ရှာမယ်ဆို အဖြေမှန်ကို ရွေးချယ်နိုင်မှာဖြစ်ပါတယ်။

JLPT စာမေးပွဲအပြင်၊ လုပ်ငန်သုံဂဂျပန်စာ(Business Nihongo)ရည်မှန်းချက်ကလည်း ရှိသေးပါတယ်။ ကျွန်တော့်အလုပ်ရဲ့ထူးခြားချက်ကတော့ နေ့တိုင်း အီးမေးလ်တွေ မရေးလို့မရ၊ မဖတ်လို့မရပါဘူး။ ဒါကြောင့် Business Email ရေးနည်းများကလည်း အရေးကြီးပါတယ်။ နည်းပညာဆိုင်ရာစကားလုံးတွေကလည်း ခက်ခဲတဲ့အတွက်၊ "ဖြည်းဖြည်းချင်းလေ့လာပြီး သင်ယူခဲ့တာတွေကို သေချာကျက်"ဆိုတဲ့ ကျွန်မနဲ့ကိုက်ညီတဲ့ စာကျက်နည်းနည်းလမ်းကို ကျင့်သုံးခဲ့ပါတယ်။ ကုမ္ပဏီမှာလည်း စကားလုံးအသစ်တွေ့တာနဲ့ ကွန်ပြူတာ Noteထဲမှာ ရေးမှတ်ပြီး Desktop ပေါ်မှာ တင်ထားလိုက်တယ်။ ဒီလိုနဲ့ မနက်မိုးလင်းတော့ ကွန်ပျူတာကို ပထမဆုံးဖွင့်လိုက်တာနဲ့ မြင်ပြီး မှတ်မိနိုင်လာခဲ့တယ်။ Notepad နှင့် MAZIIဆိုတဲ့ ဂျပန်စာသင်ကြားရေးအက်ပလီကေးရှင်းတွေလည်းပဲ Noteမှတ်ဖို့အတွက် အသုံးဝင်ပါတယ်။ Businessအီးမေးလ်တွေကို ဘယ်လိုရေးရမလဲဆိုတာကို နားလည်နိုင်ဖို့ ဘေးနားကဂျပန်လူကြီးတွေနဲ့ လုပ်ဖော်ကိုင်ဖက်တွေဆီက သင်ယူခဲ့ပါတယ်။ ပထမဆုံးအနေနဲ့ အီးမေးလ်ကို စစ်ဆေးပြီး ပြင်ပေးဖို့ တောင်းဆိုခဲ့ပါတယ်။ ပြင်ပေးထားတဲ့နေရာတွေကို မှတ်ထားပြီး မိမိကုမ္ပဏီကသူတွေဆီ မေးလ်ပို့ခြင်း၊ မိမိကုမ္ပဏီကမဟုတ်တဲ့သူတွေဆီ မေးလ်ပို့ခြင်း တို့ကို ကိုယ်တိုင် လုပ်နိုင်လာခဲ့ပါတယ်။
တကယ်တော့ N2 အောင်ပြီးရင် အလုပ်အတွက်ပြီလို့ထင်ပြီး ဂျပန်စာလေ့လာဖို့ကို လက်လျော့ခဲ့တဲ့အချိန်တစ်ခုရှိခဲ့ပါတယ်။ ဒါပေမယ့် ဂျပန်စာမတတ်တာကြောင့် အလုပ်မှာ အခက်အခဲတချို့ကြုံလာရပြီးနောက်မှာ ဂျပန်စာမရလို့မဖြစ်ဘူးဆိုတာကို ကိုယ့်ဘာကိုယ်သိလာပြီး ဂျပန်စာကို ပြန်လေ့လာခဲ့ပါတယ်။
N2 အောင်ပြီး တစ်နှစ်အကြာမှာ N1 ကိုလည်း အောင်ခဲ့တယ်။ ဒါဟာ သေးငယ်တဲ့ အောင်မြင်မှု ဖြစ်ပေမယ့် အနာဂတ် ရည်မှန်းချက်တွေ ထားခဲ့တဲ့အခါမှာ ပိုပြီးယုံကြည်မှုတွေ ရှိနေပါတယ်။

ဂျပန်စာက အကောင်းဆုံးလက်နက်
"ဂျပန်မှာ အလုပ်လုပ်ရတာ ခက်သလား" "မိမိအတွေ့အကြုံနဲ့ အရည်အချင်းတွေကို အသုံးချလို့ရလား" လို့ စိတ်ပူနေတဲ့ လူငယ်အင်ဂျင်နီယာ တော်တော်များများ ရှိမယ်ထင်တယ်။ တကယ်တော့ ဂျပန်မှာကဘယ်ကုမ္ပဏီမဆို ဝန်ထမ်းအသစ်တွေအတွက် သူတို့ရဲ့ အရည်အချင်းတွေကို မြှင့်တင်ပေးဖို့ Trainingတွေ အမျိုးမျိုးရှိပါတယ်။ Trainingတွေ တက်ပြီးရင် သေချာပေါက် အလုပ်လုပ်နိုင်ပါတယ်။ ဒါပေမယ့် ဂျပန်စကား မပြောတတ်ရင် သင်တန်းအကြောင်းအရာတွေကို နားမလည်ပါဘူး။ ဒါကြောင့် ဂျပန်စာကို တတ်နိုင်သမျှ ကြိုးစားပါ။ ဂျပန်ဘာသာစကားကို အကောင်းဆုံးလက်နက်အဖြစ် အသုံးပြုပြီး အသိပညာဗဟုသုတတွေကို ရအောင်လုပ်ပါ။

ဂျပန်မှာ အကြိုက်ဆုံးစကားက Ishi no ue ni mo sannen (Patience wins out in the end) တဲ့။
ကျောက်တုံးတောင်မှ အချိန်အကြာကြီးထိုင်‌နေရင် ပူလာသလိုပဲ အချိန်အကြာကြီးပုံမှန်သာလုပ်ဆောင်သွားမယ်ဆိုရင် အောင်မြင်နိုင်တယ်ဆိုတဲ့အဓိပ္ပါယ်ဖြစ်ပါတယ်။
ဒါကလည်း ကျွန်တော့်ဘဝရဲ့ မူဝါဒပါ- နေ့တိုင်း နည်းနည်းချင်းစီ အလုပ်မှာ‌ရော ကိုယ့်ရဲ့ဘဝမှာရော ရလဒ်ကောင်းတွေရရှိနိုင်မှာအမှန်ပါပဲ။

1